Công thức biến nông dân thành tỷ phú thời công nghệ

Ở thời buổi công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì cơ hội được mở ra rất nhiều cho các ngành nghề, người nông dân ở thời buổi công nghệ cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sau đây là bài viết chia sẻ của tôi về công thức ‘biến nông dân thành tỷ phú” trong thời kỳ công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ.

Song song với phát triển nền tảng Việt Nam Thịnh Vượng thì nghề nghiệp chính của tôi là kinh doanh. Và nền tảng kinh doanh chính của tôi trên môi trường internet, cần rất nhiều các kiến thức về digital marketing. Trong quá trình triển khai công việc của mình, tôi đã có nhiều trải nghiệm và có dịp tìm hiểu về các mô hình kinh doanh cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và đạt được những thành công rất ấn tượng. Những câu chuyện tôi chia sẻ đưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình trong thời gian tới.

Mô hình trồng lan rừng tại Đông La, Hoài Đức

Câu chuyện đầu tiên là của người cậu ruột của tôi với mô hình sản xuất và kinh doanh hoa lan. Nhà cậu tôi tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Địa phương được coi là “thủ phủ của lan rừng” bởi tại đây bạn rất dễ dàng tìm được các vườn lan rộng hàng trăm, hàng nghìn mét vuông với các loại hoa lan rừng khác nhau như đai châu, quế, tam bảo sắc, nhạn,… Sẵn đất nông nghiệp được nhà nước cấp cho để trồng lúa thì giờ đây người dân trong xã hầu hết đều đã chuyển đổi mô hình sang trồng lan. Sinh ra và lớn lên tại quê nhà nên cuối cùng cậu tôi cũng theo xu hướng nghề nghiệp tại địa phương mình sau nhiều năm tháng tuổi trẻ bươn trải đủ nghề. Do diện tích đất nông nghiệp của gia đình nhỏ nên cậu tôi đã thuê thêm một mảnh đất ruộng với diện tích chỉ khoảng 100m2 để khởi nghiệp với nghề trồng lan.

Lan đai châu rừng.
Lan đai châu rừng.

Thời gian đầu, những giò lan được ghép từ những nhánh mang từ rừng về với tình trạng trạng lá dập gãy, èo ọt do quá trình vận chuyển từ rừng về không được đảm bảo. Sau nhiều ngày, những nhánh lan rừng bắt đầu ra rễ mới, ngọn cây bắt đầu phát triển và giò lan dần trở lên xanh tốt. Vậy là người nông dân đã tạo ra được những giá trị đầu tiên của mình. Vậy bây giờ làm sao để quy đổi giá trị đó thành tiền và làm giàu? Tại Hà Nội có đường Hoàng Hoa Thám, nơi được mệnh danh là “phố cây cảnh” của thủ đô. Ở thời điểm đầu khởi nghiệp, do chưa có tiếng tăm trên thị trường nên cậu mợ tôi thường xuyên mang những giò lan rừng qua đường Hoàng Hoa Thám bán tại vỉa hè. Mặc dù lượng bán trên phố mỗi ngày cũng không được nhiều nhưng từ con đường Hoàng Hoa Thám mà kết nối được rất nhiều người chơi hoa lan đến với vườn lan của cậu tôi tại xã Đông La. Từ đó, những đơn hàng lớn dần. Không chỉ còn là những giò lan mà còn là thi công cả vườn lan cho khách hàng. Các hộ kinh doanh trong xã cũng với cách thức tìm kiếm khách hàng tương tự mà đời sống những hộ kinh doanh hoa lan trở nên đầy đủ hơn rất nhiều. Những hội lan nhỏ lẻ được thành lập, những buổi tụ tập, hoạt động văn hóa nhỏ lẻ, karaoke tại vườn của các hội viên hội hoa lan thường xuyên được tổ chức. Và không thể thiếu những chiếc điện thoại thông minh đang phát trực tiếp của những người tham gia buổi tiệc với mục đích chia sẻ niềm vui trong cuộc sống và những cây lan xanh mướt với bạn bè, người thân và người trồng lan khắp nơi được kết nối thông qua các mạng xã hội.

Hoạt động giao lưu của các hội viên hội hoa lan thường xuyên được diễn ra.
Hoạt động giao lưu của các hội viên hội hoa lan thường xuyên được diễn ra.

Hành trình “trăm đơn”

Lâu dần thì khách hàng cũng thưa dần do sự lan tỏa qua việc giới thiệu từ khách hàng này sang khách hàng kia cũng không còn mạnh mẽ và thật sự hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *